Connect with us

Featured

Bitcoin phá vỡ mốc $29k – Đà tăng giá liệu có thuyết phục được các trader?

Đà tăng giá của Bitcoin phần nào đã bù đắp được các khoản thiệt hại do FUD từ sự kiện của Binance, nhưng các trader nổi tiếng không hề lạc quan. Mặc dù tăng hơn 9% so với mức thấp nhất vào ngày 28 tháng 3, nhưng cặp giao dịch BTC/USD đang gây ra nhiều ngờ vực hơn là hào hứng khi quay trở lại mức cao cục bộ.

Việc phá mỡ mốc 30.000 USD sẽ thay đổi tâm lý lạc quan của trader

Đứng trước những sự kiện FUD đang liên tục diễn ra trên thị trường, giá Bitcoin đã phục hồi các khoản lỗ nhanh chóng trong thời gian kỷ lục. Vào ngày 29 tháng 3, giá BTC đã đạt mức 28.650 USD trên Bitstamp – chỉ giảm 200 USD so với mức cao mới trong 9 tháng qua

Tuy nhiên, không giống như trước đây, tâm trạng của những người tham gia thị trường rõ ràng là lo ngại rủi ro trong các điều kiện hiện tại. Trong số đó có trader nổi tiếng Muro, người đã từng lập luận rằng sự phục hồi đến từ các trader chuyên giao dịch khối lượng lớn và không gì khác hơn là một sản phẩm trong chiến lược của họ.

“Về cơ bản, các ông lớn đã đưa giá trở lại điểm mua ngắn hạn gần đây của họ (màu đỏ) bằng cách chốt lời”, Muro nhận xét bên cạnh biểu đồ hợp đồng tương lai vĩnh viễn BTC/USDT. “Tôi chắc chắn không quá tin vào thị trường tăng giá. Giờ chỉ dám thử với những đợt Short rủi ro nhỏ thôi”.

Biểu đồ có chú thích hợp đồng hoán đổi vĩnh viễn BTC/USDT | Nguồn: Muro/Twitter

Những người khác đã xem xét các khung thời gian dài hơn để dự đoán về trường hợp đà tăng của Bitcoin có thể tạm nghỉ trong phạm vi giao dịch hiện tại của nó.

Trong lịch sử, khu vực khoảng 28.000 USD là vùng khối lượng hoạt động tích cực nhất và việc cố gắng chuyển nó từ mức kháng cự sang mức hỗ trợ do đó đòi hỏi sức mạnh đặc biệt.

“Điều gì quan trọng hơn, sự đột phá cục bộ hàng tuần trong phạm vi nhiều tháng hay việc kiểm tra lại vùng cung quan trọng nhất trong 2 năm qua trong khi chúng ta phải đối mặt với mọi loại gió ngược?” trader kiêm nhà phân tích Cantering Clark lập luận. “Tôi chỉ tăng giá khi BTC trên $30k. Trong các thị trường có xu hướng, không có gì sai khi mua cao hơn. Cho đến lúc đó, tôn trọng mức kháng cự và các vị thế sẽ phù hợp với điều đó”.

Trader kiêm nhà phân tích Josh Rager đã đồng ý với lập luận này, đồng thời thêm biểu đồ BTC/USD cho thấy tầm quan trọng của phạm vi.

Biểu đồ BTC/USD có chú thích | Nguồn: Josh Rager/ Twitter

Thanh khoản của Trung Quốc trong ngày kích hoạt đà tăng vĩ mô

Cặp giao dịch BTC/USD đang được giao dịch ở mức 28.368 USD sau khi vượt mốc 29.100 USD. Phố Wall mở cửa mang lại một chút động lực bổ sung, mặc dù chứng khoán Hoa Kỳ có xu hướng cao hơn.

Tuy nhiên, tài khoản Tedtalksmacro đã ghi nhận sự nối lại việc bơm thanh khoản từ ngân hàng trung ương Trung Quốc – một sự kiện quan trọng tiềm năng do tính nhạy cảm của thị trường tiền điện tử đối với thanh khoản của ngân hàng trung ương.

Hiện tại, mọi con mắt tiếp tục đổ dồn vào Hoa Kỳ trong việc công bố dữ liệu vĩ mô quan trọng vào cuối tuần này.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Xoài

Theo Cointelegraph

Continue Reading
Advertisement
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Featured

Orbit Bridge (ORC) là gì? Toàn tập về tiền điện tử ORC

Orbit Bridge là cầu nối cross-chain tận dụng công nghệ IBC, Orbit Bridge cho phép người dùng chuyển đổi tài sản trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau. Cùng tìm hiểu về cầu Orbit tại đây!

Orbit Bridge là gì?

Orbit Bridge là giao thức tương tác liên chuỗi xây dựng trên Orbit Chain. Đây là cầu nối cross-chain tận dụng công nghệ Inter Blockchain Communication (IBC), cho phép người dùng chuyển đổi tài sản trên 21 mạng lưới blockchain khác nhau. 

orbit bridge
Orbit Bridge Website: https://bridge.orbitchain.io

Sản phẩm & doanh thu của Orbit Bridge

Sản phẩm của Orbit Bridge

1. Orbit Bridge

Orbit Bridge vận hành theo cơ chế lock & mint để chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau.

orbit bridge

Ở cấp độ đơn giản, khi người dùng thực hiện chuyển token/coin X từ chain A sang chain B, Orbit sẽ khoá (lock) token gốc ở chain A trong smart contract, sau đó đúc-tạo mới (mint) token X’ (wrapped token) ở chain B.

Cơ chế lock & mint được mô phỏng đơn giản như sau: 

  1. Người dùng chuyển ETH trên Ethereum tới Klaytn Network thông qua Orbit Bridge.
  2. ETH này sẽ được gửi tới và bị khóa trong hợp đồng thông minh trên Ethereum.
  3. Một đồng coin mới được tạo ra từ việc khóa ETH thông qua hợp đồng minting trên Klaytn Network, tên wrapped ETH xuất hiện và trả về cho người dùng. 

Hiện Orbit Bridge đang hỗ trợ chuyển đổi tài sản (token và NFT) giữa 21 mạng lưới, bao gồm: Bitcoin, Ethereum, BNB Smart Chain, Huobi ECO Chain, Polygon, Ripple, Klaytn, ICON, Terra, Stacks, TON…

orbit bridge chain

Kể từ thời điểm hoạt động, Orbit Bridge là nơi chuyển giao gần 12.7 tỷ USD lượng tài sản giữa các blockchain, với lượng TVL được khóa tại các vault trên các mạng lưới đang là 195 triệu USD. 

orbit bridge

Doanh thu của Orbit Bridge 

Doanh thu của Orbit Bridge sẽ đến từ phí chuyển đổi tài sản qua lại giữa các blockchain của người dùng, sẽ tùy thuộc vào từng mạng lưới, bao gồm một số chain tiêu biểu như: 

  • Ethereum: Phí 0.1% trên tổng tài sản bridging.
  • BNB Chain: Phí 0.1% trên tổng tài sản bridging.
  • Ripple: Miễn phí
  • Người dùng có thể đọc thêm về bảng phí từng mạng lưới tại đây.
orbit bridge fee

Tổng lượng phí Orbit Bridge thu được kể từ ngày hoạt động đạt 10.3 triệu USD, trong đó lượng phí trong 30 ngày gần nhất đang dừng tại 44 nghìn USD. 

Điểm nổi bật của Orbit Bridge  

Orbit Bridge IBC cho phép các blockchain khác nhau giao tiếp thông qua Orbit Chain. Orbit Bridge được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ Multi-signature BFT để thiết lập quy trình đồng thuật một cách phi tập trung. Một số chức năng mà Orbit Bridge đang hỗ trợ như: 

  • Gửi dữ liệu giữa các blockchain không đồng nhất.
  • Xác minh đa chữ ký.
  • Quy trình đồng thuận an toàn và nhanh chóng.
orbit bridge one pages

Ngoài ra, khi người dùng sử dụng dự án, giao diện sẽ có nút “Set Anti Phishing” kế nút Connect Wallet. Tính năng này cho phép người dùng đặt các biệt hiệu riêng biệt và ký tự hình ảnh riêng cho ví, trong trường hợp người dùng bấm vào web giả, giao diện của web giả sẽ không thể hiển thị biệt hiệu đó lên.

orbit bridge anti phishing

ORC Token là gì? 

ORC là native coin của Orbit Chain. 

ORC Token Key Metric 

  • Token Name: Orbit Chain
  • Ticker: ORC
  • Blockchain: Ethereum 
  • Token Contract: 0x662b67d00A13FAf93254714DD601F5Ed49Ef2F51 
  • Token Type: Governance, Utility
  • Total Supply: 1,000,000,000 ORC
  • Circulating Supply: 637,742,493 ORC

ORC Token Use Cases

ORC có những vai trò sau trong Orbit Chain: 

  • Sử dụng để trả phí giao dịch trên mạng lưới.
  • Sử dụng để Staking trong quá trình bảo vệ mạng lưới của các validator trên Orbit Chain (theo cơ chế PoS).
  • Sử dụng để quản trị mạng lưới.

ORC Token Allocation & Release Schedule

Hiện chưa có thông tin về tỷ lệ phân bổ của ORC token cũng như lịch phân phối của ORC. Coin98 Insights sẽ cập nhật bổ sung nếu có thêm thông tin trong tương lai. 

Mua ORC Token ở đâu

Người dùng có thể mua ORC token thông qua các hình thức sau: 

  • Sàn giao dịch tập trung (CEX): Houbi, Gate.io, KuCoin…
  • Sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Uniswap, Megaton Finance, Klay Swap…

Ví lưu trữ ORC Token uy tín

Người dùng có thể lưu trữ ORC token tại bất kỳ ví nào có hỗ trợ mạng Ethereum. Một số ví uy tín có thể kể đến như: Coin98 Super App, Metamask, Trust Wallet

Roadmap & cập nhật 

Hành trình phát triển của Orbit Bridge được tóm tắt như sau: 

  • Tháng 10/2020: Khởi chạy Orbit Bridge.
  • Tháng 8/2022: Listing ORC trên sàn Houbi Global.
  • Tháng 10/2022: Ra mắt Orbit Bridge Version 3.0.
  • Tháng 3/2023: Ra mắt tính năng cá nhân hóa hình ảnh trên website để chống tấn công phising.

Orbit Chain đã ra mắt roadmap trong năm 2023, với một số cải tiến liên quan đến Orbit Bridge như sau: 

  • Atomic Swaps.
  • Native Coin Swaps.
  • Cải tiến UI/UX. 
  • Hỗ trợ thêm các ví khác trên Orbit Bridge.
  • Hỗ trợ thêm token trên Orbit Bridge.
orbit bridge roadmap

Đội ngũ dự án

Đội ngũ phát triển của Orbit Bridge chủ yếu đến từ Hàn Quốc. Trong đó có: 

  • Jake Lee: Charmain, tốt nghiệp cử nhân ngành Kỹ sư và khoa học máy tính tại Seoul National University.
  • Roi Choi: CEO, tốt nghiệp cử nhân ngành Kỹ sư và khoa học máy tính tại Seoul National University.
  • Kisung Choi: CFO, tốt nghiệp quản trị kinh doanh tại Chung-ang University. 

Nhà đầu tư & đối tác 

Nhà đầu tư và các vòng gọi vốn

Tháng 7 năm 2020, Orbit Chain đã bán 50 triệu ORC cho việc phát triển kinh doanh và hoạt động R&D của dự án. Các thông tin khác về vòng gọi vốn này hiện chưa có được công bố chi tiết, Coin98 Insights sẽ cập nhật sau khi có thêm dữ liệu mới trong tương lai. 

Đối tác

Trong quá khứ, Orbit Bridge và Multichain đã hợp tác để phát triển Co-Mint, một giải pháp cầu nối do Multichain phát triển. 

Ngoài ra, trong suốt hành trình phát triển của mình, Orbit Bridge rất tích cực trong việc đẩy mạnh hợp tác với các validator để bảo mật và vận hành mạng lưới. Một số validator nổi bật có thể kể đến như: Kracker, AhnLab, Maekyung Media Group, DeSpread, WEMIX Network.

Dự án tương tự

Một số dự án tương tự Orbit Bridge có thể kể đến như ChainPort, Multichain, Wormhole…

Continue Reading

Airdrop

Hướng dẫn làm airdrop Farcaster – Warpcast

Mạng xã hội phi tập trung có thể là một trong những xu hướng sắp tới của thị trường. Trong đó Farcaster là một trong các dự án được Vitalik – Đồng sáng lập Ethereum thường xuyên nhắc đến.

Farcaster là một giao thức để xây dựng mạng xã hội phi tập trung một cách hoàn chỉnh. Dự án đã thành công huy động được 30 triệu USD vào 13 tháng 7 năm 2022 được led bởi a16z.

Trong bài viết Blog Tiền Ảo sẽ hướng dẫn cách làm airdrop Farcaster bằng cách trải nghiệm Warpcast – một trong những ứng dụng hàng đầu trên Farcaster.

Các bước làm airdrop Farcaster bao gồm:

  • Bước 1: Truy cập theo đường dẫn và nhập email của bạn để nhận link tải trên App Store và CH Play
  • Bước 2: Tải Warpcast về thiết bị của bạn
  • Bước 3: Đăng ký tài khoản
  • Bước 4: Thanh toán chi phí on-chain để tạo tài khoản (5$/năm) qua Momo, Visa
  • Bước 5: Tạo profile wrapcast
  • Bước 6: Trải nghiệm Warpcast như người dùng bình thường
  • Bước 7: Mint NFT Farcaster để tăng cơ hội nhận airdrop

Chi tiết từng bước mọi người tiếp bài viết nhé!

Truy cập https://warpcast.com/~/invite-page/367232?id=c242dd59 nhập email và nhân nút Send Invite để nhận link tải về email nhé. Mọi người đăng ký qua link thành công thì mình có nhận được 50 wraps.

Số wraps này mình sẽ lập kênh để anh em Việt có thể tương tác với nhau khi đủ 2500 wraps.

Nhập email tham gia Wrapcast
Nhập email tham gia Wrapcast

Bước 2: Tải ứng dụng Warpcast

Truy cập vào email để nhận link tải app qua Android hoặc IOS

Link tải App Wrapcast gửi về mail
Link tải App Wrapcast gửi về mail

Hoặc bạn có thể vào App Store hoặc CH Play tìm Wrapcast để tải nhé.

Warpcast trên App Store

Bước 3: Đăng ký tài khoản

Sau khi đã tải ứng dụng về. Bạn mở Wrapcast lên và thực hiện 3 bước để đăng ký tài khoản nhé:

  • Bước 1: Nhấn vào nút Creat account để tiến hành đăng ký
  • Bước 2: Lưu Recovery phrase ra giấy hoặc nơi an toàn và nhấn vào I backed up my recovery phrase. để tiếp tục.
  • Bước 3: Nhập email của bạn để xác nhận đăng ký (email xác nhận sẽ được gửi về email của bạn)

Lưu ý: Bạn phải lưu Recovery phrase thì và không được tiết lộ bất cứ ai để đảm bảo an toàn cho tài khoản nha.

3 Bước Tạo tài khoản wrapcast
3 Bước Tạo Tài Khoản Wrapcast

Bước 4: Thanh toán phí On-chain

Do đây là ứng dụng phi tập trung nên cần phải có gas fee để hoạt động. Bạn cần thanh toán 5 USD cho một năm hoạt động ~129.000vnđ để có thể tạo tài khoản thành công nha.

Thanh toán onchain gas fee
Thanh toán onchain gas fee

Bước 5: Tạo profile Wrapcast

  • Nhập username bạn muốn dùng và nhân nút Continue để tiếp tục.
  • Upload ảnh đại diện và tên của bạn muốn hiện thị.
  • Hoàn tất bio và nhấn Continue là bạn đã có một tài khoản rồi đó.
Tạo profile wrapcast
Tạo profile wrapcast

Bước 6: Trải nghiệm ứng dụng Wrapcast

Bạn có thể dễ dàng trải nghiệm Wrapcast như các ứng dụng mạng xã hội khác. Cập nhật ảnh đại diện, bio, đăng bài (cast tương tự như tweet của X).

Mọi người có thể vào post của mình trên wrapcast để follow chéo lẫn nhau rồi tương tác thường xuyên để có cơ hội nhận được airdrop từ Farcaster nhé.

Bước 7: Mint NFT để tăng cơ hội nhận Airdrop

Ngoài trải nghiêm app Wrapcast bạn có thể tăng cơ hội nhận airdrop của mình bằng cách mint thêm 2 bộ NFT:

Farcaster Is Open For Everyone: https://zora.co/collect/zora:0x6b2a5667d870b059920526243ae1c7ca3908a1d8/1

Farcaster Is Open For Everyone NFT
Farcaster Is Open For Everyone NFT

và Farcaster OG: https://zora.co/collect/zora:0xe03ef4b9db1a47464de84fb476f9baf493b3e886

Farcaster OG NFT
Farcaster OG NFT

Tổng kết

Ngoài các bước trên bạn có thể tham gia chạy node Farcaster hoặc theo dõi X https://twitter.com/farcaster_xyz để cập nhật các thông tin mới nhất từ dự án nhé. Cảm ơn mọi người đã xem hết bài viết của Blog Tiền Ảo.

5/5 – (1 bình chọn)

Continue Reading

Featured

Định nghĩa về DEPIN, Depin là gì và xu hướng của Depin

mô hình hoạt động của DePIN đã có vào năm 2021 với nhiều tên gọi khác nhau, như MachineFi, Proof of Physical Work, EdgeFi…

Thuật ngữ DePIN hiện được lan truyền trong cộng đồng crypto với một tốc độ chóng mặt, khi nhiều người cho rằng DePIN sẽ dẫn đầu xu thế trong kỳ bull run 2024-2025 sắp tới.

Đến cuối năm 2022, Messari quyết định cuộc thăm dò ý kiến cộng đồng, nhằm mục đích thống nhất tên gọi của mô hình hoạt động này. Cuối cùng, cộng đồng đã chọn DePIN. Vậy DePIN là gì? Tại sao DePIN đang được mọi người quan tâm?

DePIN là gì?

DePIN (Decentralized Physical Infrastructure Network) là thuật ngữ ám chỉ những dự án xây dựng mạng lưới blockchain đóng vai trò trung gian để kết nối giữa những người cung cấp cơ sở hạ tầng như xe, VPN, băng thông… và khách hàng có nhu cầu.

Tương tự như mô hình hoạt động của Uber, trong đó tài xế là người cung cấp cơ sở hạ tầng phương tiện di chuyển và Uber là mạng lưới kết nối tài xế với những khách hàng có nhu cầu đi lại. Lúc này, tài xế nhận được phần thưởng chở khách và Uber lấy một phần phí giao dịch.

Mặc dù DePIN có mô hình hoạt động tương tự truyền thống thông thường, các dự án DePIN sử dụng công nghệ blockchain nên quy trình giao dịch giữa người dùng và khách hàng đều minh bạch và không chịu sự quản lý bởi bên thứ ba. Trong mô hình truyền thống, quy trình giao dịch giữa hai bên phải trải tuân thủ theo quy định của nền tảng.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của các dự án DePIN được chia làm hai loại:

Physical Resource Networks (PRNs): Là những dự án DePIN cung cấp cơ sở hạ tầng liên quan tới phần cứng như Hotspot để cung cấp WiFi, 5G… hoặc Drive cung cấp cơ sở hạ tầng về xe cộ, taxi…

Digital Resource Networks (DRNs): Là những dự DePIN cung cấp cơ sở hạ tầng liên quan tới dữ liệu. Ví dụ như băng thông, dung lượng lưu trữ (Data storage), VPN…

Điểm khác biệt giữa DePIN và mô hình truyền thống Sharing Economy

Mô hình hoạt động truyền thống giống với DePIN là Sharing Economy (nền kinh tế chia sẻ), khi một bên cung cấp tài nguyên, hàng hoá… và bên còn lại chia sẻ mạng lưới thông tin, khách hàng. Sau đó, cả hai có thể cùng phân chia lợi nhuận với nhau. Mô hình này được sử dụng ở những nền tảng nổi tiếng như Airbnb, Shopee, eBay…

Tuy nhiên, nhược điểm của Sharing Economy là tính phân quyền vì mô hình kinh doanh, lợi ích của người cung cấp phụ thuộc hoàn toàn về một hướng – bên chia sẻ mạng lưới. Ví dụ ở trường hợp Grab, theo báo Vietnamnet, Grab được phép tăng mức chiết khấu từ 22% lên 25% và thậm chí đạt mức 28% vào thời điểm cuối năm 2018 – 2019. Khiến lợi nhuận hàng tháng của cánh tài xế giảm 50%, ảnh hưởng lớn tới thu nhập của họ.

mô hình sharing economy

Mô hình Sharing Economy. Ảnh: IoTeX.

Vì vậy, DePIN ra đời nhằm mang lại sự phi tập trung tới mô hình Sharing Economy, thông qua việc sử dụng khả năng quản trị của token (token governance) để đem lại tính công bằng cho bên cung cấp và bên chia sẻ.

Ví dụ trong trường hợp Grab ứng dụng DePIN, tài xế có thể nhận token của Grab thông qua hoạt động chở khách. Sau đó, các token này có giá trị quy đổi tiền mặt, đồng thời cho phép cánh tài xế có thể tham gia biểu quyết, quản trị dự án của bên chia sẻ ứng dụng, thông tin.

Mô hình hoạt động của DePIN

Việc áp dụng công nghệ blockchain để xây dựng một mạng lưới phi tập trung, minh bạch trong các dịch vụ liên quan tới những cơ sở hạ tầng ngoài đời thực, các dự án DePIN cần phải có mô hình kinh doanh đủ hấp dẫn nhà cung cấp và khách hàng. Đồng thời, DePIN phải duy trì khả năng bảo mật của mạng lưới.

Đối với mô hình kinh doanh, đa số dự án DePIN tương đối giống nhau, với giai đoạn đầu sử dụng lợi ích từ token (incentive) để thu hút người dùng cung cấp cơ sở hạ tầng. Nếu giai đoạn đầu thành công với một mạng lưới đầy đủ cơ sở hạ tầng, khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ và thu hút thêm quỹ đầu tư. Từ đó, doanh thu của dự án DePIN và nhà cung cấp tăng cao.

Trong trường hợp mạng lưới tiếp tục mở rộng và có nhiều nhà cung cấp, khách hàng tham gia, giá token của dự án sẽ tăng. Dẫn đến tăng thêm lợi nhuận và doanh thu cho bên cung cấp và dự án.

depin flywheel

DePIN Flywheel. Ảnh: IoTeX.

Ví dụ Helium – dự án DePIN về hotspot WiFi, từng sử dụng flywheel như trên để áp dụng vào mô hình kinh doanh, họ khuyến khích nhà cung cấp một incentive về số lượng lớn HNT token nhận được khi cung cấp Hotspot. Dẫn đến nhiều người bắt đầu mua Hotspot và tham gia vào mạng lưới Helium. Kết quả chi phí một Hotspot khoảng 500 USD nhưng đem về 4.82 HNT/ngày, khiến nhiều người thu hồi vốn chỉ trong 25 ngày.

Con số đủ hấp dẫn khiến nhiều người mua Hotspot và mạng lưới Helium bắt đầu mở rộng. Khách hàng đến ngày một nhiều và quỹ cũng dần tham gia dự án.

helium flywheel

Helium Flywheel. Ảnh: Multicoin Capital.

Ngoài ra, nhằm duy trì tính bảo mật của mạng lưới, các dự án DePIN thường có 3 bộ phận chính gồm:

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của DePIN sẽ tuỳ thuộc vào dự án, có thể bao gồm Hotspot, router phục vụ cung nhu cầu cung cấp WiFi, hoặc Pin mặt trời cho việc cung cấp năng lượng…

Middleware: Middleware là các thành phần trung gian, hỗ trợ kết nối công nghệ blockchain với các cơ sở hạ tầng, tương tự như những giao thức Oracle giúp các dự án Web3 tiếp cận được với các dữ liệu bên ngoài. Middleware cho phép những dự án DePIN thu thập dữ liệu của những cơ sở hạ tầng bên ngoài.

Blockchain: Đóng vai trò sổ cái phi tập trung khi những dữ liệu từ middleware sẽ được công khai, minh bạch và không bị gian lận bởi những cá nhân, tổ chức. Công nghệ blockchain còn đóng vai trò giúp giao dịch diễn ra nhanh hơn giữa nhà cung cấp và khách hàng, thay vì đợi một bên thứ ba xác thực.

Ưu và nhược điểm của DePIN

Ưu điểm

DePIN mang đến luồng gió mới cho thị trường crypto khi có tính liên kết với những sản phẩm và cơ sở hạ tầng ngoài đời thực. Vì vậy, DePIN có những ưu điểm như sau:

Phi tập trung: DePIN sử dụng công nghệ blockchain nên yếu tố phi tập trung là ưu điểm đầu tiên nếu so với những dự án Web2. Phi tập trung khiến các giao dịch giữa người dùng và khách hàng trở nên minh bạch, đồng thời tăng tính phân quyền trong mạng lưới.

Công bằng và minh bạch: DePin đem lại sự công bằng, minh bạch giữa nền tảng, nhà cung cấp và khách hàng, đồng thời giá trị của các sản phẩm DePIN được định giá theo cộng đồng mà không phải một thực thể.

Tối ưu lợi nhuận: DePIN cho phép người dùng có thể sử dụng những cơ sở hạ tầng ngoài đời thực để đem vào không gian Web3. Từ đó, giúp họ gia tăng lợi nhuận.

Tính mở rộng: DePIN có thể được coi là một phát triển trong hệ thống blockchain, khi cho phép không gian Web3 kết nối với những sản phẩm, cơ sở vật chất, bên ngoài đời thực. Từ đó, giúp Web3 tăng khả năng mở rộng.

Nhược điểm

Mặc dù nhiều người quan tâm và hào hứng ở “ngách’ DePIN bởi tính phi tập trung và tối ưu hóa nguồn vốn của nhiều người, DePIN hiện vẫn phải đối mặt với những thử thách tương đối lớn. Đầu tiên, số lượng dự án DePIN tại thị trường crypto còn tương đối ít so với những mảng như GameFi, Lending/Borrowing… DePIN hiện chỉ có hơn 61 dự án với tổng hoá khoảng 11 tỷ USD, một con số tương đối bé khi đã hình thành từ 2021.

Điều này chứng tỏ DePIN đang đối mặt với rào cản về sự phát triển trong mô hình hoạt động, đi doanh thu chưa đủ bền vững và có thể gặp phải rào cản về pháp lý và công nghệ.

Ngoài ra, tương tự như những mảng blockchain gaming hoặc RWA, khả năng tiếp cận người dùng của DePIN tương đối khó khăn, bởi rào cản về công nghệ blockchain cùng với kiến thức không gian Web3 khá mới với người dùng.

Tại sao DePIN lại trở thành xu hướng trong thị trường crypto?

Theo Messari, trong năm 2023, mảng DePIN có bước tiến lớn khi được đầu tư 1 tỷ USD, dẫn đầu bởi Filecoin và Helium khi gọi vốn thành công tổng 500 triệu USD. Mặc dù số tiền chưa cao so với những mảng như Gaming hoặc Lending/Borrowing, DePIN đang dần chứng tỏ vị thế của mình tại thị trường crypto.

top dự án depin

Top dự án DePIN.

Ngoài ra, trong giai đoạn downtrend với hàng loạt dự án NFT, DEX, Blockchain… có doanh thu giảm đáng kể, DePIN cũng rơi vào trạng tương tự. Tuy nhiên, trong khi doanh thu của những dự án NFT, DEX… tụt giảm 70-75%, các dự án DePIN chỉ giảm 20-60%, một con số tương đối tốt trong giai đoạn bear market.

doanh thu của depin

Doanh thu của DePIN so với những dự án crypto khác. Ảnh: Messari.

Một điểm lưu ý là đa phần dự án DePIN đều được xây dựng hệ sinh thái Solana – một mạng lưới có tính mở rộng tốt và hiệu suất cao. Không những vậy, Solana gần đây đang tích cực nâng cấp phần mềm và phần cứng của mạng lưới để nâng cao hiệu suất, điều này dẫn đến những dự án DePIN cũng được hưởng lợi và phát triển theo mạng lưới.

Đọc thêm:  Báo cáo Solana – Những cơ hội và xu hướng mới.

Cuối cùng, theo một số chuyên gia, công nghệ và mô hình hoạt động của DePIN có thể vượt xa so với những công nghệ ở thời điểm hiện tại. Điển hình có thể kể đến Hivemapper, khi tận dụng tính phi trung của công nghệ blockchain để cung cấp các dữ liệu liên quan tới không gian địa lý.

Hệ sinh thái DePIN

Các dự án DePIN hiện được chia thành hai loại là PRNs với thiên hướng về cơ sở hạ tầng phần cứng, và DRNs với mục đích cung cấp cơ sở hạ tầng dữ liệu. Đối với mảng PRNs, một số dự án nổi bật có thể kể đến như:

Helium: Dự án cung cấp hạ tầng về LoRaWan, một công nghệ được tạo ra bởi “phần cứng” gateway giúp người dùng kết nối Internet mà không tốn nhiều dung lượng. Helium còn phát triển sản phẩm khác như 5G, 3G… Ngoài ra, với mạng lưới phát triển, Helium đang được định giá hơn 1 tỷ USD.

Hivemapper: Dự án đã gọi vốn 25 triệu USD trong năm 2023, với mô hình khá độc đáo khi người dùng sử dụng dashcam để đóng góp dữ liệu cho Hivemapper và nhận thưởng token HONEY. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được tổng hợp thành bản đồ địa lý.

Tại mảng DRNs, người dùng có thể thấy sự áp đảo đến từ những dự án như:

Filecoin: Dự án DePIN về cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu, khuyến khích người dùng cung cấp dung lượng để phục vụ cho người dùng có nhu cầu lưu trữ. Filecoin là dự án khá lớn trong thị trường crypto với vốn hoá (FDV) từng đạt mức 300 tỷ USD. Và tính đến năm 2023, Filecoin cũng đã gọi vốn tới 250 triệu USD (theo Messari).

The Graph: Dự án cung cấp cơ sở hạ tầng về Index và truy vấn dữ liệu của các blockchain. The Graph khuyến khích nhà phát triển xây dựng API để người dùng có thể truy vấn dữ liệu.

hệ sinh thái depin

Hệ sinh thái DePIN. Ảnh: Coin98 Analytics

Nhìn chung, các dự án DePIN có thiên hướng xây dựng về DRNs khi mô hình kinh doanh và doanh thu của những dự án như Filecoi, Render, Theta… là không thể bàn cãi nếu so với các dự án ở PRNs. Theo Messari, những dự án về lưu trữ dữ liệu luôn thu hút người dùng trong crypto, do đó hàng loạt quỹ đầu tư đã tập trung vào những dự án như Render, Aethir, Akash…

Ở chiều hướng ngược lại, mặc dù PRNs chưa tạo được nhiều doanh thu so với DRNs, sự đa dạng về sản phẩm hạ tầng của DRNs cũng thu hút nhiều người quan tâm. Điển hình như Geodnet, Foam, Weath, PlanetWatch… Thậm chí, đã có nhiều dự án DePIN đã nổi lên trong cuối năm 2023 với mô hình “độc lạ”:

Grass: Nền tảng DePIN thu thập dữ liệu web dựa trên địa chỉ IP của người dùng.

Silencio: Nền tảng thu thập dữ liệu tiếng ồn.

so sánh prns và drns

So sánh PRNs và DRNs.

Ngoài ra, theo Messari, DePIN sẽ có sự đột phá khi đi theo trend. Cụ thể, DePIN và Memecoin vào tháng 12, 30 triệu token BONK được airdrop cho những người sở hữu điện thoại Solana Saga. Chỉ trong một ngày, số điện thoại bán ra lên hơn 25,000, hàng chục ngàn dApp trên điện thoại bắt đầu xây dựng với token chính là BONK.

Vì vậy, trong năm 2024, DePIN có thể đi cùng với những công nghệ như Zk hoặc Gaming với những dự án mới như Frodobots, WiFi Map, Natix…

Continue Reading

Trending

Copyright © 2017 Exchange68.