Connect with us

Kiến thức Crypto

Làm Thế Nào Để Tự Tạo Ra Tiền Mã Hóa Của Riêng Bạn?

Khi tạo một đồng tiền mã hóa mới, bạn có thể chọn tạo ra đồng coin hoặc token. Mỗi một đồng coin đều có blockchain riêng của mình, trong khi một token lại được xây dựng dựa trên một mạng lưới blockchain có sẵn từ trước. Nhờ vào blockchain, tiền mã hóa có được khả năng bảo mật và tính chất phi tập trung.

Tạo ra một token đòi hỏi ít chuyên môn và nỗ lực hơn so với việc tạo ra đồng coin tiền mã hóa. Một đồng coin thường sẽ cần một nhóm các nhà phát triển và chuyên gia để tạo ra nó. Vẫn cần kiến thức kỹ thuật để tạo ra các token, nhưng có thể tạo ra chúng trong vài phút thông qua việc sử dụng các blockchain khác, chẳng hạn như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana và Polygon. 

Việc bạn lựa chọn tạo ra token hoặc đồng coin phụ thuộc vào chính khả năng tùy chỉnh và tiện ích mà bạn muốn xây dựng cho chúng. Nhìn chung, các chi phí liên quan đến điều này phụ thuộc vào các công việc cần thiết phải làm, giống như việc phải thuê các nhà phát triển bên ngoài và thời gian cần thiết để dự án được hoàn thành.

Ethereum và Binance Smart Chain là các blockchain phổ biến để tạo ra tiền tệ kỹ thuật số. Bạn có thể sử dụng những dòng code đã được thiết lập từ trước để tự tạo ra token hoặc bạn phải trả tiền để sử dụng dịch vụ tạo ra đồng coin. Sidechain là một lựa chọn phổ biến khác vì chúng cung cấp nhiều tùy chỉnh hơn so với các blockchain chính.

Trước khi tạo tiền mã hóa của riêng mình, bạn sẽ cần xem xét các tiện ích, tokenomics và tình trạng pháp lý của nó nữa. Sau đó, Việc bạn lựa chọn blockchain, cơ chế đồng thuận và kiến trúc đều cần thiết cho giai đoạn phát triển sau này. Tiếp theo, bạn có thể xem xét kiểm tra dự án của mình và cuối cùng là kiểm tra pháp lý. Mặc dù hầu hết mọi người đều có thể tự tạo ra một loại tiền mã hóa, nhưng việc phát triển một dự án vững chắc đi đến thành công đòi hỏi quá trình làm việc nghiêm túc và sự cống hiến.

Giới thiệu

Việc bạn có ý tưởng tạo ra tiền mã hóa của chính mình, nó hữu dụng và nó đem đến một sự thú vị cho những đối tượng yêu mến tiền mã hóa khác. Nhưng đâu là nơi tốt nhất để bắt đầu thực hiện ý tưởng đó? Thực tế có nhiều cách để tạo ra đồng coin và token. Chi phí và kiến thức để thực hiện cũng khác nhau nó tùy thuộc vào mức độ phức tạp của dự án mà bạn sẽ làm. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc tạo ra đồng tiền mã hóa của chính mình, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản để bạn có thể thử tạo ra đồng tiền mã hóa của riêng mình.

Tiền mã hóa là gì?

Tiền mã hóa, hay còn được gọi là tiền điện tử, là một loại tài sản kỹ thuật số với nhiều ứng dụng. Một trong những ứng dụng lớn nhất của nó là cung cấp một cách để lưu chuyển giá trị giữa mọi người bằng kỹ thuật số, bao gồm giá trị tiền tệ, quyền sở hữu hoặc thậm chí là đặc quyền biểu quyết. Tiền mã hóa khác với các hệ thống thanh toán kỹ thuật số khác vì nền tảng của nó là công nghệ blockchain. Nền tảng này mang lại cho tiền mã hóa nhiều sự tự do hơn so với các thực thể trung ương như chính phủ hoặc ngân hàng.

Bitcoin là ví dụ nổi tiếng nhất về tiền mã hóa. Trường hợp sử dụng cơ bản nhất của nó là chuyển giá trị tiền tệ cho bất kỳ ai trên toàn cầu mà không cần bên trung gian. Blockchain của Bitcoin ghi lại tất cả các giao dịch với sự bảo mật và ổn định của mạng.

Sự khác biệt giữa coin và token

Tiền mã hóa đại khái có thể được chia thành hai loại: các coin và các token. Sự khác biệt giữa chúng rất đơn giản. Các đồng coin thì có blockchain riêng của chúng, chẳng hạn như Bitcoin. Ether (ETH) có blockchain Ethereum. Những đồng coin thường có một tiện ích cụ thể trên toàn bộ mạng lưới của chúng, như thanh toán phí giao dịch, stakehoặc tham gia quản trị.

Còn các token thì được xây dựng trên những blockchain đã có từ trước. Chúng cũng có thể có một số vai trò tương tự như các đồng coin, nhưng các token chủ yếu chỉ có tiện ích trong các dự án của riêng chúng. Một ví dụ là PancakeSwap’s CAKE trên Binance Smart Chain. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để thanh toán cho một số giao dịch nhất định trong hệ sinh thái PancakeSwap, chẳng hạn như đúc các token không thể thay thếhoặc chơi chương trình xổ số của họ. Tuy nhiên, CAKE không có blockchain của riêng nó, vì vậy nó không thể được sử dụng trong mọi ứng dụng trên BSC. Điều này cũng đúng với hàng nghìn loại token ERC-20 được phát hành trên blockchain Ethereum. Mỗi token là một phần của một dự án cụ thể với các trường hợp sử dụng khác nhau.

So sánh cách tạo ra coin và token

Như đã đề cập, việc tạo ra một token đơn giản hơn nhiều so với việc tạo ra một đồng coin. Một đồng coin yêu cầu bạn phải phát triển và duy trì thành công một blockchain. Bạn có thể fork (tạo ra một bản sao) một blockchain đã từng tồn tại khác, nhưng điều này không giải quyết được vấn đề tìm người dùng và trình xác thực để giúp mạng lưới của bạn tồn tại. Tuy nhiên, tiềm năng thành công với một đồng coin mới có thể cao hơn so với việc chỉ tạo ra một token. Dưới đây là tổng quan cơ bản về hai tùy chọn:

CoinToken
Chạy trên mạng blockchain của riêng nóCó thể được xây dựng trên các blockchain hiện có với cơ sở người dùng đã được thiết lập
Yêu cầu kiến thức blockchain nâng cao và kỹ năng lập trình tốtKhá đơn giản để khởi tạo bằng các công cụ có sẵn và mã nguồn mở
Phát triển blockchain gây tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơnPhát triển token nhanh, đơn giản hơn và tương đối rẻ

Tạo ra một đồng coin

Tạo một đồng coin mới có thể mất rất nhiều thời gian nếu bạn muốn phát triển blockchain của riêng mình. Tuy nhiên, việc phân tách một blockchain trước đó có thể được thực hiện nhanh chóng và được sử dụng làm cơ sở cho đồng tiền mới của bạn. Bitcoin Cash (BCH) là một ví dụ về việc fork một dự án. Để làm được điều này, bạn vẫn cần có kiến thức kỹ thuật và kỹ năng lập trình blockchain ở mức độ cao. Sự thành công của dự án sẽ phụ thuộc vào việc thu hút người dùng mới vào mạng blockchain của bạn, đây thực sự là một thách thức lớn.

Tạo một token

Tạo một token trên một blockchain đã hiện hữu sẽ giúp bạn tận dụng được danh tiếng và tính bảo mật của blockchain đó. Mặc dù bạn sẽ không có toàn quyền kiểm soát tất cả các khía cạnh của token của mình, nhưng vẫn có rất nhiều tùy chỉnh có sẵn. Hiện đang có rất nhiều trang web và công cụ có thể tạo ra token của riêng bạn, đặc biệt là trên BSC và Ethereum.

Tôi nên tạo coin hay token cho dự án của mình?

Một token thường sẽ đủ cho các ứng dụng Tài chính phi tập trung (DeFi) hoặc các trò chơi play-to-earn . Cả BSC và Ethereum đều có rất nhiều sự linh hoạt và tự do cho các nhà phát triển thực hiện công việc của mình. 

Nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy giới hạn của một đồng coin hoặc một blockchain, thì việc tạo ra một đồng coin với blockchain của riêng nó có thể sẽ tốt hơn. Việc tạo ra một blockchain và đồng coin mới chắc chắn khó hơn phát hành một token tiền mã hóa. Nhưng nếu được thực hiện đúng, chúng có thể mang lại nhiều sự thay đổi và nhiều khả năng mới. Binance Smart Chain, Ethereum, Solana và Polygon là những ví dụ điển hình. 

Tuy nhiên, cả hai sự lựa chọn đều đòi hỏi rất nhiều vào sự làm việc nghiêm túc cùng với nền tảng kiến thức kỹ thuật, kinh tế và thị trường một cách chuyên sâu để có được thành công.

Các giải pháp hàng đầu để tạo ra tiền mã hóa

Một số giải pháp phổ biến nhất để tạo tiền mã hóa là BSC, Ethereum và Solana. Các mạng này đều cung cấp nhiều cách tạo ra các loại token khác nhau dựa trên các tiêu chuẩn đã có từ trước. Các tiêu chuẩn token BEP-20ERC-20 là những tiêu chuẩn phổ biến nhất mà hầu như bất kỳ nhà cung cấp ví tiền mã hóa nào cũng có thể hỗ trợ.

ERC-20 thuộc về blockchain Ethereum, trong khi BEP-20 là một phần của Chuỗi thông minh Binance (BSC). Cả hai mạng đều cho phép tạo và tùy chỉnh các hợp đồng thông minh chúng cho phép bạn tạo token và các ứng dụng phi tập trung (DApp) của riêng mình. Với các DApp, bạn có thể tạo ra một hệ sinh thái cung cấp được nhiều phương cách sử dụng và chức năng hơn cho token của mình.

Bạn cũng có thể xem xét các sidechain, chúng thừa hưởng lớp bảo mật của một blockchain lớn hơn như Ethereum hoặc Polkadot nhưng chúng cũng cung cấp một số tùy chỉnh. Mạng Polygon được gắn với Ethereum, nó cung cấp được những trải nghiệm sử dụng tương tự nhưng với phí rẻ và nhanh hơn.

Sau khi chọn một blockchain, bạn sẽ cần một phương pháp để tạo token của mình. Với BSC và các blockchain khác dựa trên máy ảo của Ethereum, quá trình này tương đối đơn giản. Bạn cũng có thể tìm thấy các công cụ sẵn có khác và sử dụng chúng để tạo ra token dựa trên các thông số và quy tắc mà bạn cung cấp. Và chúng thường tính phí dịch vụ, nhưng đó lại là một lựa chọn thiết thực cho những người dùng không quen thuộc với các hợp đồng thông minh .

Nếu bạn muốn tạo một blockchain và đồng coin của riêng mình, bạn sẽ cần một nhóm các nhà phát triển blockchain và các chuyên gia trong ngành. Ngay cả khi bạn xem xét việc fork một blockchain như Ethereum hoặc Bitcoin, vẫn còn một lượng lớn công việc cần thiết để thiết lập mạng của bạn. Điều này sẽ bao gồm cả việc khuyến khích những người dùng hoạt động như những người xác nhận và chạy các node để giữ cho blockchain hoạt động.

Những điều cần cân nhắc khi thiết kế tiền mã hóa của chính bạn

Ngoài việc lựa chọn blockchain, chọn tạo ra đồng coin hay token, còn nhiều khía cạnh bạn phải xem xét, bao gồm:

Xác định những tiện ích

Tiền mã hóa có thể đóng nhiều vai trò. Một số hoạt động giống như chìa khóa để truy cập các dịch vụ. Nhưng những người khác thậm chí còn dùng nó để đại diện cho cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác. Để hiểu và vạch ra lộ trình cho đồng tiền mã hóa, bạn sẽ cần xác định các tính năng của nó ngay từ đầu.

Thiết kế tokenomics

Tokenomics là những vấn đề liên quan đến tính kinh tế học chi phối tiền mã hóa của bạn, như tổng cung, phương pháp phân phối và định giá ban đầu. Một ý tưởng hay có thể thất bại nếu tokenomics không chính xác và không khuyến khích người dùng mua tiền mã hóa. Ví dụ: nếu bạn đang tạo một stablecoin nhưng không thể giữ cho giá ổn định, sẽ không ai muốn mua hoặc giữ nó.

Kiểm tra sự phù hợp với pháp luật

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có luật và quy tắc riêng của họ về ứng xử với tiền mã hóa. Ở một số nơi pháp luật thậm chí có thể cấm sử dụng tiền mã hóa. Hãy xem xét đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của bạn và bất kỳ vấn đề pháp luật nào mà bạn cần tuân thủ hoặc có thể gặp phải với đồng tiền mã hóa của mình.

Continue Reading
Advertisement
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Kiến thức Crypto

zkSync là gì? Tìm hiểu chi tiết về dự án zkSync

zkSync là gì?

zkSync là một giao thức lớp 2 đáng tin cậy cho các khoản thanh toán chi phí thấp, tăng nhanh quá trình giao dịch, có thể mở rộng quy mô và quyền riêng tư cho Ethereum thông qua công nghệ Zero Knowledge (ZK) Rollup.

Đây là một nền tảng lấy người dùng làm trung tâm đến từ Matter Labs, với bảo mật, trải nghiệm người dùng và trải nghiệm của nhà phát triển là trọng tâm chính. Matter Labs hiện đang tập trung vào phát triển zkSync 2.0 với hai mục tiêu:

  1. Hỗ trợ khả năng smart contarct tùy ý thông qua Solidity và Zinc
  2. Tăng cường đáng kể khả năng xử lý thông qua zkPorter – một giao thức kết hợp zkRollups và sharding, đạt tới hơn 20.000 TPS (giao dịch mỗi giây) trở lên.

Matter Labs hướng đến việc zkSync sẽ trở thành xương sống thanh toán chính của Ethereum, kết nối người dùng, ví, dịch vụ, dapp và sàn giao dịch.

Mục tiêu của zkSync 

  • Khả năng mở rộng: zkSync nhằm giải quyết vấn đề mở rộng trong mạng Ethereum, cho phép xử lý một lượng lớn giao dịch mà không gây quá tải cho mainnet Ethereum.
  • Tăng tốc độ giao dịch: zkSync nhằm cung cấp khả năng thực hiện giao dịch Ethereum nhanh hơn, đồng thời giảm thời gian xác nhận giao dịch.
  • Giảm phí giao dịch: zkSync giúp giảm thiểu phí giao dịch so với việc thực hiện giao dịch trực tiếp trên mainnet Ethereum.

Ưu và nhược điểm của zkSync 

Ưu điểm

  • Hiệu suất cao: zkSync cung cấp tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của ứng dụng DeFi và các trường hợp sử dụng khác.
  • Phí giao dịch thấp: Việc giảm phí giao dịch giúp tăng tính khả dụng và hấp dẫn cho người dùng.
    • Phí chuyển khoản: 0,02 USD
    • Phí rút tiền: $1,59
    • Phí kích hoạt một lần: 0,44 USD
    • Mint NFT: $0,05
  • Tích hợp dễ dàng: zkSync có thể tích hợp với các ứng dụng và smart contract sẵn có trên Ethereum, mở ra nhiều cơ hội phát triển và tương tác với hệ sinh thái blockchain.
  • Tương thích với EVM: Đề xuất chính của zkSync Era là tính tương thích với EVM thông qua zkEVM. zkEVM cho phép các smart contract trên ZK tương thích với EVM của Ethereum. Các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng trên zkSync Era bằng ngôn ngữ lập trình gốc của Ethereum như Solidity.
  • Bảo mật: Layer 2 ZK-rollup tận dụng Ethereum như là tầng cơ bản. Vì vậy, zkSync Era dựa vào Ethereum để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng và tấn công toàn mạng.
  • Nguồn mở và khả năng tùy chỉnh: zkSync là một giao thức mã nguồn mở, cho phép cộng đồng phát triển và tùy chỉnh theo nhu cầu của từng ứng dụng hoặc dự án.

Nhược điểm

  • Tính tập trung: Một số người dùng lo ngại zkSync có thể dẫn đến sự tập trung quá mức, vì việc hoạt động của nền tảng phụ thuộc vào các validators hay operators. Nếu một số validators quan trọng bị tấn công hoặc kiểm soát bởi một bên thứ ba, điều này có thể ảnh hưởng đến tính bảo mật và tin cậy của zkSync.
  • Nguy cơ tiềm ẩn về an ninh: Mặc dù zkSync sử dụng công nghệ zero-knowledge để bảo vệ tính riêng tư và xác minh tính hợp lệ của giao dịch, nhưng việc triển khai và sử dụng các phần mềm và giao thức phức tạp vẫn có thể gặp rủi ro an ninh. Các lỗ hổng và lỗi trong mã nguồn có thể bị khai thác và gây nguy hiểm cho hệ thống.
  • Phụ thuộc vào một số các bên tham gia: zkSync phụ thuộc vào sự đóng góp từ các validators và operators. Sự phụ thuộc này có thể tạo ra mối quan tâm về tính tương thích và sự đáng tin cậy của các bên tham gia này.
  • Lỗi thông tin không chính xác: Trong một số trường hợp, khi sử dụng công nghệ zero-knowledge có thể xảy ra các lỗi thông tin không chính xác, khi mà hệ thống đưa ra kết quả sai về tính toàn vẹn của các giao dịch. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính tin cậy và chính xác của zkSync.

zkSync hoạt động như thế nào

Khái niệm của zkSync là cung cấp một giải pháp Layer 2 mở và không đòi hỏi sự hy sinh để mở rộng cho blockchain Ethereum. Kết quả là người dùng có thể gửi tiền qua zkSync mà không cần lo lắng về việc chuyển đổi giữa các tầng, địa chỉ mới hoặc rào cản nào.

Hơn nữa, giải pháp mà zkSync mang đến đều có ích cho cả người dùng và nhà phát triển. Triển vọng của việc giảm phí, cải thiện khía cạnh trải nghiệm người dùng của ví tiền điện tử và các dịch vụ, khám phá các cải tiến DeFi khác là một số ví dụ về lý do tại sao dự án này quan trọng. zkSync loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba, xác nhận giao dịch ngay lập tức, giảm phí lên đến 99% và đảm bảo thanh toán có thể diễn ra đến các địa chỉ Ethereum hiện có và smart contract.

zkSync là một giao thức L2 được xây dựng trên ZK Rollup. Nền tảng sử dụng Zero Knowledge và khả năng truy cập dữ liệu trên chuỗi để đảm bảo việc chuyển tài sản mượt mà giữa L1 và L2.

Hiện tại, có hai loại rollups khác nhau được sử dụng trên Ethereum: ZK rollups và Optimistic rollups. Trong ZK rollups, lô giao dịch được xác minh tính chính xác trên mạng Ethereum. Sau khi xác minh được thông qua, lô giao dịch được coi là cuối cùng như bất kỳ giao dịch Ethereum nào khác.

Điều này được đạt được thông qua sức mạnh của Zero Knowledge. Với bất kỳ lô giao dịch ngoại tuyến nào, operator ZK rollup tạo ra một chứng minh tính hợp lệ cho lô này. Sau khi chứng minh được tạo ra, chúng được gửi đến Ethereum để thực hiện việc cuối cùng của lô giao dịch. Trong zkSync, điều này được thực hiện thông qua một SNARK.

Hệ sinh thái zkSync

Hiện các dự án tích hợp vào hệ sinh thái của zkSync đã lên con số hàng trăm. Để tham khảo chi tiết, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY.

Hướng dẫn sử dụng zkSync

Bạn có thể sử dụng zkSync theo các bước sau:

Bước 1: Kết nối ví trên trình duyệt của bạn với ví zkSync.

Bước 2: Nạp tiền cho tài khoản của bạn và kích hoạt chúng.

Bước 3: Chuyển tiền sang tài khoản zkSync khác (tùy chọn).

Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng hệ sinh thái zkSync trong hướng dẫn chính thức của dự án.

Token của zkSync

Tính đến tháng 5/2023, dự án chưa có thông báo về việc ra mắt token riêng. Tuy nhiên, khi zkSync trở thành một hệ thống hoàn toàn phi tập trung, blockchain sẽ có một token riêng để làm cơ chế phần thưởng cho các operator ZK rollup và để tham gia giao dịch. Theo dấu chân của Arbitrum (đang sử dụng Optimistic rollups), zkSync AirDrop có khả năng sẽ ra mắt với một token riêng.

Roadmap

Đội ngũ phát triển dự án

zkSync được thành lập bởi Matter Labs, một công ty có trụ sở tại Đức đang nghiên cứu mở rộng quy mô Ethereum và được sáng lập bởi 2 thành viên có tên: Alexandr Vlasov và Alex Gluchowski.

Các vòng gọi vốn

Vào ngày 1/3/2021, Matter Labs đã nhận được 6 triệu USD từ vòng gọi vốn Series A với sự tham gia của nhiều ông lớn như Binance, Coinbase, Aave, Curve,…

Vào ngày 8/11/2021, vòng Series B trị giá 50 triệu USD do Andreessen Horowitz dẫn đầu đã được công bố, bao gồm các nhà đầu tư từ vòng trước và tăng số lượng đối tác chiến lược.

Vòng Series C diễn ra vào tháng 11/2022 đã mang về cho dự án 200 triệu USD. Vòng được dẫn đầu bởi Blockchain Capital và Dragonfly, cùng với các nhà đầu tư khác như Light Speed Venture Partners, Variant, A16z…

Backers & Investors

Social Media của dự án

Tổng kết

Qua bài viết, BTA đã giới thiệu tổng quan về dự án zkSync. Hy vọng những thông tin cơ bản về dự án sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể. Tuy nhiên, hãy đọc bài viết với mục đích tham khảo vì đây không phải lời khuyên đầu tư.

3.7/5 – (3 bình chọn)

Continue Reading

Kiến thức Crypto

Pepe Coin là gì? Tất tần tật những gì bạn cần biết về đồng PEPE

pepe là gì

Thị trường tiền điện tử gần đây đã trở nên sôi động hơn nhờ vào các dự án meme coin, một trong những dự án meme gây sốt trong thời gian qua là Pepe (PEPE). Vậy PEPE là gì và dự án này có gì mà gây chú ý đến như vậy, cùng mình tìm hiểu nhé.

Pepe (PEPE) là gì?

Pepe (PEPE) là một meme coin được xây dựng trên mạng Ethereum. Dự án này lấy logo là chú ếch xanh, vốn đã rất nổi tiếng trên internet, đây chính là nguồn cảm hứng để đội ngũ phát triển PEPE xây dựng dự án này.

Trên trang web của PEPE mô tả rằng “những chú chó đã hết thời (ý nói Dogecoin, Shiba Inu), đây là lúc ếch xanh (PEPE) lên nắm quyền”.

Trang web cũng nêu rõ: “PEPE là một đồng meme không có giá trị nội tại nên đừng kỳ vọng về lợi nhuận tài chính. PEPE không có đội ngũ chính thức hoặc lộ trình phát triễn rõ ràng. Token PEPE hoàn toàn vô dụng và chỉ dành cho mục đích giải trí”.

pepe coin
Trang web Pepe: https://www.pepe.vip/

Vậy dự án meme này có gì mà dám tuyên bố hùng hồn như vậy?

Những điểm đáng chú ý nhất của PEPE

Tất nhiên PEPE phải có gì đó nổi bật để có thể đứng chung mâm với những tượng đài meme coin như Dogecoin hay Shiba Inu.

Giống như Dogecoin và Shiba Inu, PEPE cũng được lấy cảm hứng từ meme nổi tiếng trên Internet, đó là chú ếch xanh mà ai cũng biết, hình ảnh chú ếch xanh được chế ảnh xuất hiện trên mọi mạng xã hội. Chính sự quen thuộc này giúp PEPE nhanh chóng chiếm được tình cảm từ cộng đồng.

PEPE có tính phi tập trung cao và không bị ai kiểm soát nguồn cung lưu thông. Các nhà phát triển PEPE không có quyền kiểm soát hợp đồng thông minh.

Và điểm đáng chú ý nhất cũng là điểm mạnh nhất của PEPE đó chính là cộng đồng. PEPE có một cộng đồng lớn trên các nền tảng mạng xã hội, từ Facebook, Twitter, cho đến Telegram. Có thời điểm PEPE là một trong những từ khóa hot nhất trên Twitter, được người dùng mang ra bàn luận sôi nổi.

pepe twitter
Trang Twitter của Pepe

Trang Twitter của dự án có gần 300.000 người theo dõi, mỗi bài đăng đều có lượng tương tác cao.

Mặc dù PEPE mới chỉ ra mắt vào ngày 16 tháng 4 năm 2023, nhưng dự án này đã từng đạt được mức vốn hóa trên 1.8 tỷ USD, một con số có thể nói là mơ ước của nhiều dự án meme coin, kể cả những dự án chính thống.

Tại thời điểm viết bài, trải qua nhiều đợt điều chỉnh, vốn hóa của PEPE vẫn duy trì trên 600 triệu USD và được xếp hạng là đồng tiền lớn thứ 76 trên Coingecko về vốn hóa.

vốn hóa thị trường pepe

Có bao nhiêu địa chỉ nắm giữ PEPE?

Tại thời điểm viết bài, theo số liệu của CoinmarketCap, có khoảng 115.875 địa chỉ sở hữu PEPE. Kể từ khi ra mắt đến hiện tại, số lượng địa chỉ sở hữu PEPE luôn tăng, vẫn chưa thấy dấu hiệu suy giảm.

Token PEPE

  • Tên token: Pepe
  • Mã: PEPE
  • Phát triển trên Blockchain: Ethereum
  • Contract: 0x6982508145454ce325ddbe47a25d4ec3d2311933
  • Tổng cung: 420.690.000.000.000 PEPE
  • Nguồn cung lưu hành: 420.690.000.000.000 PEPE

Trong đó với Liquidity Pool là 391.662.390.000.000 PEPE (93.1%) và CEX Listing là 29.027.610.000.000 PEPE (6.9%)

93.1% sẽ được gửi tới Liquidity Pool, trong khi 6.9% sẽ được giữ trong ví đa chữ ký (multi sign), số này chỉ được sử dụng làm token cho danh sách giao dịch tập trung, bridge (cầu nối) và các Liquidity Pool trong tương lai. Ví này có thể dễ dàng theo dõi với tên ENS “pepecexwallet.eth”.

Token PEPE dùng để làm gì?

Như đã mô tả ở trên đầu bài viết, token PEPE không dùng để làm gì cả. PEPE không có tiện ích hay ứng dụng thực tế nào. PEPE chỉ đơn giản là “một meme coin được tạo ra với mục đích giải trí”

Vì là một meme coi, luôn có tính biến động cao, thế nên khi đầu tư vào PEPE, nên coi nó là một dạng “đầu tư ngắn hạn” và tuyệt đối “không all in”.

Mua PEPE ở sàn nào?

Ngay từ những ngày đầu, PEPE đã được niêm yết trên hầu hết các sàn DEX và CEX.

Cụ thể, các CEX bao gồm “Gemini, Huobi, Bitget, Binance, Bybit, OKX, Kucoin, Crypto.com, bingx japan”. Đối với DEX thì có “Uniswap“.

Ví lưu trữ PEPE

PEPE có thể lưu trữ trên bất kỳ ví nào có hỗ trợ mạng Ethereum (ERC-20). Như Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet

Lộ trình phát triển

roadmap pepe

Phase 1 và 2, PEPE đã làm được. Trong Phase 3 sẽ có những sản phẩm như: Pepe merch, Pepe Academy và Pepe Tools.

Đội ngũ PEPE

PEPE không có đội ngũ chính thức và những người đứng sau PEPE đều ẩn danh.

Đối tác và nhà đầu tư của PEPE

Vì PEPE không có các vòng gọi vốn nên dự án sẽ không có nhà đầu tư hay đối tác chính thức

Nên mua PEPE không?

Mua hay không là quyết định của mỗi người. Hoàn cảnh và vị thế mỗi người mỗi khác, theo mình thì anh em nên tự tìm hiểu và quyết định, đừng nghe theo ai.

Tuy nhiên, trước khi đầu tư vào meme coin, anh em nên lưu ý một số điều sau:

  • Không FOMO và không all in
  • Meme coin có tính biến động và rủi ro cao nên phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư
  • Không đầu tư dài hạn
  • Không phải dự án nào cũng “sống lâu” như Dogecoin hay Shiba Inu…có rất nhiều dự án meme coin ngoài kia được tạo ra chỉ với mục đích lừa đảo, rug pull, sau đó biến mất nhanh chóng.

Kết luận

PEPE nói riêng và meme coin nói chung từ lâu đã là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn. Khi nào tiền điện tử còn phát triển thì meme coin vẫn sẽ tồn tại.

Trong thị trường này thì điều gì cũng có thể xảy ra. Không chỉ meme coin mà bất kỳ dự án nào khi anh em muốn đầu tư thì nên tiếp cận nó một cách thận trọng và có tìm hiểu.

Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết, chúc anh em kiếm được dứ án tốt nhất cho mình.

3/5 – (2 bình chọn)

Continue Reading

Kiến thức Crypto

ZkEVM là gì? 1 số dự án nổi bật sử dụng công nghệ ZkEVM

ZkEVM là gì?

ZkEVM hay còn gọi là Zero-Knowledge Ethereum Virtual Machine” là một giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 cho phép các nhà phát triển triển khai liền mạch bất kỳ hợp đồng thông minh Ethereum nào đến Layer 2 có quy mô vô hạn bằng cách sử dụng các ZK Proofs.

zkEVM sẽ tương thích hoàn toàn với Máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine) có nghĩa là mọi công cụ hoặc dApp trên Ethereum được sử dụng theo cách giống hệt trên zkEVM. Người dùng và các nhà phát triển sẽ được hưởng những lợi ích của ZK Proofs, đồng thời được hưởng lợi từ sự phân quyền, bảo mật của Ethereum.

ZkEVM hoạt động như thế nào? 

ZkEVM cũng có cách hoạt động tương tự như Zk Rollup. Zk Rollup sẽ tổng hợp các giao dịch ngoài chuỗi theo lô và gửi đến Ethereum để xác nhận giao dịch.

Với cách hoạt động này các yếu tố khác nhau liên quan đến việc tính toán các quy trình này được xác minh trong khi vẫn duy trì tính bảo mật và quyền riêng tư. 

Ưu điểm của ZkEVM

Khả năng mở rộng an toàn

Không giống như Ethereum, zkEVM không phải tuân theo các quy tắc giao thức đồng thuận của Ethereum. Tuy nhiên, tất cả các giao dịch Layer 2 trên zkEVM vẫn được xác minh trên Ethereum thông qua việc sử dụng các bằng chứng hợp lệ. Điều này có nghĩa là zkEVM có thể tối ưu hóa tốc độ và thông lượng giao dịch mà không ảnh hưởng đến bảo mật.

Phí giao dịch thấp

Các bản tổng hợp Layer 2 đăng các lô giao dịch lên Ethereum. Các bản Optimistic Rollups phải đăng tất cả dữ liệu giao dịch trên chuỗi, bao gồm cả chữ ký, điều này có thể dẫn đến chi phí gas cao. Tuy nhiên, zkEVM chỉ cần xuất bản các thay đổi trạng thái cuối cùng trên chuỗi, vì zero-knowledge proofs (bằng chứng không có kiến ​​thức) đảm bảo tính hợp lệ của tất cả các giao dịch trong lô. Chi phí thấp hơn này được chuyển cho các ứng dụng và người dùng cuối của zkEVM.

Những dự án nổi bật sử dụng công nghệ zkEVM

1 số dự án sử dụng công nghệ zkEVM có thể kể đến đó là Polygon, zkSync, Scroll, Linea,…

Polygon zkEVM

Polygon, 1 giải pháp mở rộng quy mô Ethereum đã chính thức phát hành mainet Polygon zkEVM vào ngày 27/03/2023.

Từng được Vitalik Buterin ca ngợi là tương lai của việc mở rộng quy mô Ethereum, Polygon lần đầu tiên tiết lộ Polygon zkEVM vào tháng 07/2022, hứa hẹn tốc độ giao dịch nhanh hơn so với các bản Optimistic rollups.

Trong thời gian testnet, Polygon zkEVM đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng với hơn 84000 địa chỉ ví tham gia, 75000 ZK proofs được tạo và hơn 5.000 smart contratc được triển khai.

Tính đến thời điểm hiện tại, zkEVM của Polygon đã thu hút hơn 50 dự án xây dựng bao gồm các dApp như Lens Protocol vàAavegotchi, các dự án DeFi như 0vix và Quickswap cùng với Etherscan, Phantom, Midnight Society, Luganodes, Celer, Gameswift, Yeeha Games….

zkSync Era

Vào ngày 25/03/2023, zkSync đã bất ngờ thông báo ra mắt zkSync Era, nền tảng zkEVM đầu tiên khởi chạy trên mainnet cho người dùng trên Ethereum.

zkEVM của zkSync Era được cộng đồng chờ đợi sẽ tăng tốc độ giao dịch trên mạng lưới với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với khi sử dụng Ethereum.

1 điểm nổi bật mà zkEVM của zkSync sẽ cung cấp cho người dùng đó chính là Account Abstraction. Account Abstraction sẽ mang đến những tính năng của smart contract tới các ví cá nhân của người dùng, cho phép khôi phục lại tài khoản nếu như quên mất private key, gộp giao dịch, hỗ trợ đa chữ ký,…

Scroll

Scroll là 1 giải pháp Layer 2 được xây dựng dựa trên công nghệ zkEVM Equivalence, một công nghệ ZK-Rollup tương thích hoàn toàn với EVM.

Scroll đã ra mắt zkEVM trên mạng Goerli testnet vào đầu tháng 3 sau khi kết thúc giai đoạn Pre Alpha testnet. và dự kiến sẽ ra mắt mainet trong vòng 2 đến 3 tháng tới.

Tính đến thời điểm hiện tại, Scroll đã huy động thành công 83 triệu USD với mức định giá lên tới 1,8 tỷ USD. 1 số quỹ đầu tư lớn đã tham gia vào các vòng gọi vốn của Scroll có thể kể đến đó là Polychain Capital, Sequoia Capital, Bain Capital Crypto, Moore Capital Management,…

Linea

Linea là giải pháp mở rộng zkEVM được phát triển bởi công tỵ mẹ của ví Metamask, ConsenSys.

Linea đã ra mắt public testnet vào ngày 28/3/2023 và vẫn đang ở trong giai đoạn testnet, mặc dù vậy Linea đã nhận được sự thu hút cực kỳ lớn từ người dùng.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều dự án đáng chú ý tham gia vào hệ sinh thái Linea như Hop Protocol, LI.FI, Multichain, Uniswap,…

Với tiềm lực cơ sở hạ tầng của mình, Consensys hoàn toàn có thể xây dựng 1 hệ sinh thái mạnh mẽ với các mảnh ghép quan trọng trên Linea như DeFi, NFT, Gaming,…

Kết luận

Qua bài viết BTA đã giới thiệu cho anh em về công nghệ zkEVM và 1 số dự án nổi bật sử dụng công nghệ zkEVM.

Hy vọng những thông tin cơ bản về zkEVM và 1 số dự án sẽ giúp anh em có thêm góc nhìn về các dự án sử dụng công nghệ này và hãy coi bài viết với mục đích tham khảo vì nó không phải lời khuyên đầu tư.

5/5 – (2 bình chọn)

Continue Reading

Trending

Copyright © 2017 Exchange68.